“Lập trình quỹ đạo cuộc đời” là một cuốn sách của tác giả Việt Nam- Kiên Trần. Mình vô tình đọc được nó qua một người anh.
Mình đọc nó vào cuối những ngày của năm 2019.
Mọi người đừng thắc mắc về cái bút chì và tập giấy nhớ nha. Nó là thói quen review sách của mình. Bút chì làm vật chỉ đường giúp đọc sách nhanh hơn và review những ý chính những ý mình thực sự cần lại vào giấy nhớ trước. Sau đó khi đọc xong sẽ được review vào một cuốn sổ riêng. Vì theo mình được biết thì đến 80% những nội dung cuốn sách sách bốc hơi khỏi đầu bạn trong 24h. Đơn giản vì thực ra chỉ có 20-30% câu chữ trong sách có ý nghĩa bao hàm cả cuốn sách. Nên chúng ta sẽ chỉ nhớ những ý chính , ghi lại tóm tắt giúp chúng ta gợi trí nhớ hơn. Các chữ còn lại làm nổi bật nghĩa và liên kết chúng với nhau. Cái này thuộc về kỹ thuật đọc sách nên mình không nói sâu. Đi vào nội dung của cuốn sách nha.
Đây không phải là một cuốn sách phát triển bản thân đây là một cuốn sách giúp bạn thấu hiểu bản thân mình
Trích theo tác giả Kiên Trần.
Cuối cuốn sách tác giả có viết như thế này : Có 3 kỹ năng sinh tồn :
- Kỹ năng lập trình máy móc ( Trong thời kì công nghệ phát triển làm chủ nó là làm chủ tương lai của bạn ). Kỹ năng này không phải ai cũng có
- Kỹ năng lập trình bộ não và chính bản thân bạn : Hiểu bản thân của mình
- Kỹ năng lập trình xã hội : Là các youtuber nổi tiếng, các diễn giả, các nhà điều hành, quản lí, cầm quyền chính phủ,…
Theo mình ( cái này không có trong sách )
Công việc cho lập trình xã hội sẽ là : Sale , marketing, Design, Public speaking, Làm video, content, sáng tạo nội dung, quản lí….
Kỹ năng cần thiết : Giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thuyết phục, bán hàng, quảng cáo, lãnh đạo…
Chỉ cần thành thạo 3 kỹ năng này là có thể có 100% thành công mà chỉ cần 2/3 là có thể thành công rồi
Vì sao lại có 2 kỹ năng dưới. Vì 2 thứ dưới máy móc không thể làm được như con người.
2. Tư Duy Thứ Bậc:
Môi trường và phát triển hệ tư duy này nhất là trong 1 số công ty và trường học truyền thống. Khi mọi người cạnh tranh, thủ đoạn mới nhau để dành lấy 1 cái thứ hạng cho mình.
Cái lợi của nó là lấy cạnh tranh để phát triển. Nhưng nó không vượt bậc vì nó sẽ dẫn tới tư tưởng ngủ quên trên chiến thắng khi đã là người dẫn đầu.
Hiệu ứng đi theo sẽ là thành công – xõa- thành công – xõa.
Nếu apple tư duy theo hướng này có lẽ họ đã xuống dốc không phanh rồi.
Trong xã hội nó ảnh hưởng đến góc nhìn của chúng ta gọi là hiệu ứng logo.
Chính chúng ta là con tốt trên bàn cờ của các doanh nghiệp triệu đô. Khi chúng ta sinh ra đâu biết đến các logo của các thương hiệu nổi tiếng. Nhưng chúng ta bị lập trình bởi marketing và bẫy truyền thông. Nó khiến chúng ra nghĩ trong đầu là mình khi chỉ cần mua những đồ có logo đó là mình sẽ thể hiện được đẳng cấp. Kể cả nó có là hàng chính hãng hay không. Người thông minh là người mua hàng trên giá trị thực nó mang lại chứ không phải mua nhờ cái logo. Mình không muốn nói các bạn không nên mua chúng nhưng hãy mua cái phù hợp. Đừng dùng chúng ngụy trang cho vẻ bên ngoài sành điệu mà 1 cái đầu rỗng tuếch. Để họ giàu lên mà chúng ta dậm chân tại chỗ.
Vì thế sinh ra 1 hệ tư duy khác của các người thành công thực sự. Hệ tư duy giàu có.
Tất cả sẽ cùng nhau phát triển. Người ta hay gọi là win win. Hạnh phúc trên thành công của người khác. Cộng hưởng để tạo nên một thứ tuyệt vời hơn. Lấy sự tiến bộ của bản thân để phát triển chứ không dựa vào người khác.
3. Các trạng thái năng lượng: 4 trạng thái
- Khi bạn không biết bạn thích gì: Kỹ năng cần có ở đây chính là ham muốn. Mặc dù ham muốn sẽ dẫn đến khổ đau ( theo tứ diệu đế của nhà Phật). Nhưng khi bạn không biết mình thích gì bạn cần ham muốn để tìm ra nó sau khi tìm ra rồi ta đến với trạng thái thứ 2
- Biết Mình yếu ở đâu: Kỹ năng cần có ở đây đó chính là practice – luyện tập. Luyện tập lại để hoản thiện những điểm yếu kém của mình
- Biết mình giỏi ở đâu: Kỹ năng lúc này bạn cần phân biệt được rõ tự tin và kiêu ngạo. Kiêu ngạo sẽ khiến bạn không bao giờ có thể lên được trạng thái thứ 4. Mà đôi khi sẽ xuống trạng thái thứ 2. Nó sẽ khiến bạn ảo tượng sức mạnh mà làm những việc không đáng. Hãy tự tin và tiếp tục luyện tập.
- Không biết mình giỏi ở đâu: Đó là khi bạn không biết vì sao mình giỏi thế. Đó là chuyện bình thường mà.
VD: Bạn thi được 900 toeic mọi người thấy bạn giỏi quá còn bạn thấy đó là điều bình thường ( Nhưng đừng nói ra nhé- tự tin thôi ). Vì bạn đã làm nó rất nhiều lần rồi và mục tiêu của bạn là 990 cơ.
Mình thấy nó đúng khi chạy bộ. Khi mình đã chạy quen 15km rồi thì mình thấy nó là bình thường vì ngày nào mình cũng chạy.
Khi đó các bạn sẽ lại hướng tới 1 mục tiêu mới và quay lại trạng thái thứ 3.
Hoàn thiện bản thân mình liên tục nhớ nhé.
Đây là 3 ý mình tâm đắc nhất trong cuốn sách ngoài ra còn rất nhiều thứ nữa.
Nguồn https://www.facebook.com/groups/congdongomega/permalink/1250783415126027/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.